Ly hôn một bên vắng mặt giải quyết như thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, em có một số câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giùm em về việc ly hôn một bên vắng mặt như sau: Em và vợ em đã cưới nhau được 5 năm và đã có một con gái 2 tuổi, nhưng cuộc sống gia đình của chúng em thì không hạnh phúc và vợ em đã bỏ nhà ra đi để lại bố con em được gần 1 năm và không biết đi đâu, nay em muốn làm đơn ly hôn đơn phương được không? Mong luật sư tư vấn giùm em, em xin cảm ơn.

ly hôn một bên vắng mặt

ly hôn một bên vắng mặt

Chào bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn về vấn đề ly hôn một bên vắng mặt như sau:

Thứ nhất, về Quyền yêu cầu ly hôn:

Theo quy định Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “1. Khi một trong hai vợ chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án nhân dân không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc là có những vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, và mục đích hôn nhân không đạt được…”

Như vậy,  với trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thứ hai, về Căn cứ ly hôn:

Khoản 1, Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nếu “vợ, chồng có những hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của hai vợ chồng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Vợ chồng bạn kết hôn nhưng vợ bạn đã bỏ nhà đi hơn 3 năm cho đến thời điểm hiện tại chưa về, như vậy là thời gian ly thân của vợ chồng bạn tương ứng với số thời gian vợ bạn bỏ đi.

Như vậy, theo đúng quy định điều luật ở trên tình trạng hôn nhân của vợ chồng bạn là đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được nữa, mục đích hôn nhân không đạt được là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định cho ly hôn. Vì vậy, bạn đơn phương xin ly hôn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.

Thứ ba, về Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn:

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống.

Do vậy, để được TAND thụ lý giải quyết, bên nguyên đơn cần chứng minh được nơi bị đơn thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống, hoặc nơi người này làm việc. Nếu thấy bị đơn  đã thay đổi địa chỉ, không cư trú hoặc làm việc tại địa phương nữa mà thực tế đang cư trú tại địa phương khác, TAND đang thụ lý sẽ chuyển vụ án cho TAND nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc để tiếp tục giải quyết vụ án.

Do vậy, trong trường hợp cụ thể của bạn thì TAND nơi bạn đang ở không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.Tòa án nơi cư trú của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, bạn không biết rõ nơi cư trú của vợ bạn ở đâu nên rất khó xác định thẩm quyền giải quyết của TAND. Nếu bạn nộp đơn xin ly hôn tại TAND nơi bạn đang cư trú, TAND sẽ không thụ lý giải quyết và trả lại đơn theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án ly hôn được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ thuộc về các đương sự.

Vì vậy, bạn cần tìm kiếm nơi cư trú của vợ và cung cấp thông tin cho TAND để giải quyết việc ly hôn được nhanh chóng, nếu trong quá trình tìm kiếm không đạt kết quả bạn có thể làm đơn yêu cầu TAND tuyên bố mất tích, sau đó yêu cầu tòa giải quyết cho ly hôn theo Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khoản 2 Điều 56 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa giải quyết cho ly hôn.”


Bài viết liên quan cùng chủ đề: