Tư vấn quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần

Quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần như thế nào? Đây là một câu hỏi mà Luật TDV cũng được rất nhiều khách hàng gửi về cần tư vấn.

Tư vấn quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần được tư vấn như sau: Theo tôi được biết thông tin, người vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn.Vậy khi con tôi được hơn 12 tháng thì tôi ly hôn có được giành quyền nuôi con không? Thực tế 2 vợ chồng tôi không có công việc, nên rất khó để chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con. Vợ tôi có tính hay ghen và ghen hết hết sức vô lý. Tôi có nghi ngờ cô ta có biểu hiện về 1 số bệnh liên quan đến thần kinh. Vậy nếu tôi chứng minh được vợ tôi có biểu hiện tâm thần thì tòa án nhân dân có bác bỏ quyền nuôi con của vợ tôi không? Nếu khi tiến hành hòa giải nhưng vợ tôi tránh mặt thì tòa án nhân dân có tiếp tục làm việc hay không?

quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần

quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật TDV. Về vấn đề của bạn: quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 51 luật hôn nhân và gia đình về quyền nuôi còn thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi mà vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Khi con được 12 tháng tuổi thì bạn mới có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn.

– Việc trông nom, chăm sóc cũng như nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn ẽ được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định tại điều trên thì, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ khi mà người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với những lợi ích của con. Vì vậy, nếu như bạn chứng minh được vợ bạn có biểu hiện không bình thường về tâm thần, không đủ điều kiện để nuôi con thì tòa án nhân dân sẽ xem xét việc không giao con cho vợ bạn trực tiếp nuôi chứ không phải là bác bỏ quyền nuôi con của vợ bạn. Khi đó, thì con bạn sẽ được giao trực tiếp cho bạn nuôi hoặc là giao cho những người thân khác trực tiếp nuôi nếu như bạn cũng không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

Hòa giải là thủ tục bắt buộc được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Theo quy định tại Điều 180 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này).

TAND sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho bên đương sự. Tuy nhiên, nếu như vợ bạn với tư cách là bị đơn đã được TAND triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng bạn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự) và TAND tiến hành xét xử vắng mặt vợ bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn về: quyền nuôi con khi vợ bị tâm thần. Xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: Tư vấn ly hôn gia đình miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0931.200.233


Bài viết liên quan cùng chủ đề: