Ly hôn có được ủy quyền cho người khác không?

Câu hỏi: Chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn được 2 năm, trong thời gian này chúng tôi chung sống không có hạnh phúc, chúng tôi cũng chưa có con chung, tài sản chung cũng không có, vì từ khi lấy nhau về chúng tôi đi làm kiếm tiền và của ai người đó tự cầm để chi tiêu. Tôi thấy cuộc sống của vợ chồng tôi không thể tiếp tục được nữa và yêu cầu ly hôn, nhưng vợ tôi không đồng ý. Nên tôi đã làm đơn ly hôn và gửi lên TAND, nhưng tôi do công việc bận rộn, thường đi công tác tỉnh, nhất là dịp cuối năm, tôi lại càng bận. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có được ủy quyền cho bố mẹ tôi ra Tòa án giải quyết việc ly hôn này không? Rất mong luật sư tư vấn cụ thể giúp tôi.

Ly hôn có được ủy quyền cho người khác không?

Ly hôn có được ủy quyền cho người khác không?

Ly hôn có được ủy quyền cho người khác không?

Trước tiên, xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của bạn đã gửi thư câu hỏi đến luật sư tư vấn ly hôn của chúng tôi

Về câu hỏi “ly hôn có được ủy quyền cho người khác không?” đến từ bạn, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau

Hôn nhân là mối quan hệ thiêng liêng giữa 2 vợ chồng, chúng ta có thể hiểu rằng là giữa hai người xa lạ gắn kết với nhau. Khi đã quyết định ly hôn thì chắc chắn khiến cho nhiều cặp vợ chồng phải suy nghĩ rất nhiều, nhưng khi 2 người không thể hàn gắn mối quan hệ thì cách lựa chọn tốt nhất cho cả hai là ly hôn.

Theo điều 24 bộ luật dân sự: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác”

Theo khoản 3 điều 73, bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có quy định:

“3…đối với vụ án ly hôn, đương sự sẽ không được phép uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.”

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn không được phép ủy quyền cho bố mẹ mình để giải quyết việc ly hôn này dưới bất cứ hình thức và lý do nào.

Dù vợ bạn không đồng ý ly hôn, nhưng theo điều 51 luật hôn nhân gia đình 2014, thì bạn vẫn có quyền gửi đơn ly hôn đơn phương lên TAND quận huyện nơi bạn đang cư trú hoặc làm việc.

“1. Hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu TAND giải quyết vụ việc ly hôn

  1. Cha, mẹ và người thân có quyền yêu cầu TAND giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên bị bệnh tâm thần, không ý thức được hành vi”

Hướng giải quyết khi ly hôn không được ủy quyền

Nếu như bạn thật sự không muốn hoặc không thể có mặt tại phiên tòa xét xử công khai thì bạn cần ký tên vào đơn ly hôn, để chuyển thành ly hôn đồng thuận.

Sau khi TAND làm thủ tục hòa giải 2-3 lần không thành, thì sẽ ra quyết định hòa giải không thành công và hoàn tất hồ sơ công nhận ly hôn thuận tình. Quá trình này, thì bạn sẽ không cần phải có mặt tại tòa án.

Hoặc cách thứ 2, bạn có thể làm đơn yêu cầu TAND giải quyết ly hôn vắng mặt để toàn xem xét. Đồng thời bạn cần làm thủ tục chứng thực chữ ký của mình tại cơ quan tư pháp của UBND quận/ huyện về những nội dung bạn  mong muốn (hoặc từ bỏ)

Khi đó TAND sẽ chấp thuận và ra quyết định giải quyết ly hôn vắng mặt tại phiên tòa án xét xử công khai

Xung quanh vấn đề ly hôn có được ủy quyền cho người khác không, trên thực tế có nhiều trường hợp ly hôn có sự tranh chấp về tài sản, về quyền nuôi con, nhưng không muốn mất thời gian tại TAND nên họ đã ủy quyền hoàn toàn cho luật sư giải quyết.

Nhưng không có nghĩa là được phép ủy quyền khi giải quyết ly hôn giữa 2 vợ chồng. Việc ủy quyền cho luật sư chỉ trong trường hợp giải quyết vấn đề tranh chấp xung quanh khi ly hôn.

Ngoài việc ly hôn có được ủy quyền cho người khác không, chúng tôi nhận tư vấn các vấn đề pháp lý về ly hôn, đất đai, doanh nghiệp, kế toán thuế. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0902.703.073 – 0978.463.987 để được tư vấn chính xác.


Bài viết liên quan cùng chủ đề: